Hiện nay nhu cầu dùng và đăng ký điện thoại cố định viettel cũng như các nhà cung cấp khác chưa được người dùng chú trọng nhiều. "Một trong những bất cập hiện nay trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về là kinh doanh theo mô hình hành chính bao cấp, không theo cơ chế thị trường", Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng nhấn mạnh.
Chiều nay, 15/7/2014, Cục Viễn thông, Bộ TT&TT tổ chức Hội thảo chuyên đề về quản lý giá cước quốc tế chiều về và chuyển vùng quốc tế chiều đến, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng.
Thứ trưởng Lê Nam Thắng nhận định, lĩnh vực kinh doanh điện thoại quốc tế chiều về tại Việt Nam hiện còn một số bất cập. Đáng chú ý nhất là việc kinh doanh điện thoại quốc tế chiều về vẫn đang theo mô hình hành chính bao cấp, không phải theo cơ chế thị trường. Trong đó, Nhà nước quy định giá cước kết nối và các doanh nghiệp thanh toán với nhau theo đúng giá đó, không theo cơ chế thị trường và không căn cứ theo mặt bằng khu vực, quốc tế.
Bất cập lớn thứ hai là chưa đảm bảo bình đẳng về quyền lợi cho các doanh nghiệp. Theo quy định hiện hành, mức sàn cước kết nối điện thoại quốc tế chiều về là 6 - 6,1 cent/phút (khoảng 1.200 đồng). Hai doanh nghiệp Viettel, VNPT đầu tư rất lớn về cơ sở hạ tầng, thuê bao của 2 doanh nghiệp này phát triển nhưng chỉ được hưởng khoảng 400 - 500 đồng trong tổng số 1.200 đồng đó, còn khoảng 700 - 800 đồng "rơi vào tay" các doanh nghiệp được VNPT, Viettel mở kênh kết nối. Nói cách khác, doanh nghiệp đầu tư nhiều thì chỉ được hưởng 500 đồng, còn doanh nghiệp đầu tư ít thì lại được hưởng nhiều hơn. Chính vì bất cập này mà Viettel, VNPT không muốn mở mạng cho các doanh nghiệp viễn thông khác và luôn muốn hạn chế dung lượng, lưu lượng kết nối của các doanh nghiệp đó, bởi càng mở ra thì càng cảm thấy bị thiệt.
điện thoại quốc tế chiều về
Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về đang phải thanh toán với nhau theo mức giá cước kết nối mà Nhà nước quy định.
Để hạn chế bất cập trên, "cần có cơ chế bảo đảm sự hợp lý, bình đẳng về giá thành, tiền thu về của từng bên. Khi đó, VNPT, Viettel sẵn sàng mở mạng theo cơ chế thị trường. Mô hình kinh doanh dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về cần phải thay đổi theo đúng cơ chế thị trường và quy luật giá trị", Thứ trưởng Lê Nam Thắng chỉ đạo.
VNPT và Viettel đang áp dụng theo thỏa thuận 80 - 20 khi mở mạng kết nối cho các doanh nghiệp viễn thông khác. Cụ thể, VNPT, Viettel sẽ khống chế kênh kết nối sang mạng của hai nhà cung cấp này. VNPT và Viettel nắm 80% thị phần, những doanh nghiệp còn lại sẽ chia nhau 20% thị phần dịch vụ kết nối dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về. Việc áp dụng hạn mức này nhằm mục đích để các doanh nghiệp nhỏ khi được chia quota (hạn mức) tương ứng với số kênh sẽ đảm bảo chỉ khai thác và giữ giá dịch vụ. Giả sử các doanh nghiệp nhỏ có phá giá dịch vụ thì với thị phần này cũng không làm ảnh hưởng đến thị trường chung.
Tuy nhiên, thời gian qua, Bộ TT&TT không ít lần phải đứng ra làm trọng tài phân xử việc doanh nghiệp có thị phần khống chế bị doanh nghiệp nhỏ "tố" là đã tìm mọi rào cản thương mại, kỹ thuật để chèn ép các doanh nghiệp nhỏ.
Nguồn: ictnews.vn
Tagged: Cáp quang viettel, Đăng ký internet viettel